A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

HỌC SINH VIỆT NAM GIÀNH 2 HUY CHƯƠNG VÀNG

Học sinh Việt Nam giành 2 Huy chương Vàng về phát minh, sáng chế

Điều này cũng có thể được cho rằng xuất phát từ chỗ dễ thấy nhất là thời gian qua có nhiều vụ việc tiêu cực trong học sinh; rộng ra là việc “xuống cấp đạo đức” của một bộ phận công dân trong xã hội. Với lỗi này, dồn hết trách nhiệm cho nhà trường, cho hệ thống giáo dục là không công bằng, nhưng trường học cũng không thể thờ ơ với việc dạy người.

Hành trang vào đời cho mỗi con người

“Mẹ của em ở trường, là cô giáo mến thương”.

Tại phiên họp, nhiều ý kiến bày tỏ sự lo lắng về việc giáo dục đạo đức trong nhà trường. Tuy rằng ngành Giáo dục đã có nhiều văn bản chỉ đạo về công tác dạy người nhưng chưa được các trường thực hiện thường xuyên và coi trọng, mà “chỉ như cơn mưa rào, ào lên một lúc”. Việc dạy đạo đức đang được lồng ghép trong các môn học, theo kiểu “cài theo”, “cõng cùng”. Đáng chú ý, có ý kiến cho rằng do nhà trường phải chiu áp lực nặng nề về thi cử (điểm số, tỉ lệ thi đỗ của học sinh) nên cả người quản lý trường học cũng như giáo viên thiếu động lực, thiếu trách nhiệm trong giáo dục đạo đức học sinh.

Ở một khía cạnh khác, nói như GS Nguyễn Lân Dũng và GS Phạm Tất Dong, trong nhà trường “thầy phải ra thầy” thì mới có “trò ra trò”. Như vậy, vai  trò nêu gương của thầy cô giáo là vô cùng quan trọng, tác động sâu sắc và lâu dài tới lối sống, đạo đức của học sinh.

Trong dòng chảy của lịch sử, dù lúc rõ lúc mờ, nhưng chưa bao giờ phương châm “Tiên học lễ - Hậu học văn” bị đứt đoạn. Nói như cách nói của người hôm nay thì đó chính là “triết lý giáo dục” nền tảng của một nền giáo dục truyền thống: Dạy người trước khi truyền dạy kiến thức. Nhà trường cho ra “lò” những khóa học sinh điểm số học tập cao đã khó, nhưng còn khó hơn rất nhiều khi tạo ra được môi trường học đường lành mạnh, trong trẻo để từ đó có được những thế hệ công dân tốt. Tiếc thay, như đã nói, việc giáo dục đạo đức, hay là “dạy người” trong trường học đã không được chú trọng đúng mức, nhất là trong bối cảnh nhịp độ cuộc sống rất nhanh, rất mạnh; nhà trường dù có “kín cổng cao tường” thì cũng không phải là “ốc đảo” để “né” chuyện đời…

Đạo đức là phạm trù cao cả nhưng lại được vun sới, trui rèn từ những việc rất cụ thể, đôi khi là rất nhỏ bé. Nhưng bỏ qua cái nhỏ thì sẽ không có cái lớn. Nói như Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại phiên họp, yêu cầu phát triển trong tình hình mới đòi hỏi phải chú trọng hơn nữa đến công tác giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng mềm… cho học sinh. Các khẩu hiệu, phong trào, nếp sinh hoạt truyền thống như “Năm điều Bác Hồ dạy”, “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Tất cả vì học sinh thân yêu”… phải duy trì, phát huy. Các chỉ đạo, phát động, phong trào của ngành Giáo dục nếu đi ngược lại tinh thần này thì kiên quyết bỏ. Đáng chú ý, Phó Thủ tướng đề nghị huy động giáo viên đóng góp các bài giảng mẫu mực về đạo đức, giáo dục công dân, sao cho thiết thực, sinh động… trên tinh thần là phải làm sao trường ra trường, lớp ra lớp, thầy ra thầy, trò ra trò.

Nhân đây xin được “bàn góp” đôi chút về mục đích học tập được UNESCO đề xuất cho một nền giáo dục hiện đại. Đó là “Học để biết; Học để làm; Học để tồn tại; và Học để chung sống”. Đây được coi là 4 trụ cột trong giáo dục của thế kỷ XXI. Thông điệp này xuất hiện từ năm 1997, trên cơ sở bản báo cáo nổi tiếng của Jacques Delors- Chủ tịch Ủy ban UNESCO về Giáo dục cho thế kỷ XXI (đệ trình UNESCO vào năm 1996). Bản báo cáo là ý kiến thống nhất của một hội đồng gồm 15 thành viên đến từ 15 nước trên thế giới. Ý tưởng quan trọng của “Bản báo cáo Delors” chính là khẳng định vai trò cơ bản của giáo dục trong sự phát triển xã hội và mỗi cá nhân nhằm thích ứng với những thách thức của thế kỷ XXI.

Nhìn vào thông điệp này của UNESCO có thể thấy cảnh báo rất lớn mà mỗi con người thời hiện đại  phải đương đầu, cụ thể là trong thế kỷ XXI. Nếu không được chuẩn bị hành trang tốt ngay từ trong nhà trường thì vào đời sẽ khó khăn. Nói tóm lại, vai trò của hệ thống giáo dục, của nhà trường, của mỗi người làm nghề dạy học là rất quan trọng trong việc định hình và vun đắp cho sự thành công (hay thất bại?) của mỗi con người. Đó là khả năng định hướng đúng và hành động cụ thể, miệt mài của mỗi một nhà giáo đối với người học, khi xác định học sinh là trung tâm của nhà trường, của giáo dục.

Mà muốn như thế thì trong nhà trường không thể vì coi trọng việc truyền thụ kiến thức mà xem nhẹ giáo dục đạo đức. Chân lý tưởng chừng giản đơn ấy nhưng không phải dễ thực hiện, vì muốn đạt được điều đó thì đòi hỏi phải có sự xoay chuyển nhận thức một cách mạnh mẽ, cả từ nhà trường đến mỗi gia đình và toàn xã hội. Tiếc thay, chân lý được đúc rút từ biết bao thành bại bao giờ cũng giản đơn nhưng không phải đã dễ ngộ ra.

Miên Thảo


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Tin Video
Tài liệu
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 33
Tháng 04 : 270
Tháng trước : 1.343
Năm 2024 : 3.011
Năm trước : 3.643
Tổng số : 35.356